Ngày 21/5/2025, thông tin Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) yêu cầu các nhà mạng tại Việt Nam triển khai biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn hoạt động của Telegram đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người dùng hoang mang về việc nền tảng nhắn tin nổi tiếng này có thể không còn truy cập được tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế phía sau quyết định Telegram bị chặn ở Việt Nam là gì và vì sao Telegram đang đối mặt nguy cơ bị chặn?
Xem nhanh
Telegram “bất ngờ” trước thông báo từ Việt Nam
Ngay sau khi thông tin về việc Telegram bị chặn ở Việt Nam được lan truyền, đại diện Telegram đã lên tiếng phản hồi. Trong chia sẻ với báo giới Việt Nam và hãng tin Reuters, người phát ngôn Telegram cho biết họ đã nhận được thông báo chính thức từ Cục Viễn thông nhưng hoàn toàn bất ngờ trước thông tin rằng nền tảng vi phạm các quy định viễn thông mới.
Telegram khẳng định hiện họ đang xử lý yêu cầu của cơ quan chức năng Việt Nam, với hạn chót phản hồi là ngày 27/5/2025. Tuy nhiên, đại diện này không đưa ra lời hứa nào về việc sẽ thay đổi chính sách hợp tác hay thực hiện nghĩa vụ pháp lý tại Việt Nam.
Vì sao Telegram bị yêu cầu chặn ở Việt Nam?
Theo công văn từ Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05 – Bộ Công an), 68% trong số hơn 9.600 nhóm và kênh trên Telegram tại Việt Nam được xác định là “kênh xấu độc”, vi phạm pháp luật. Nhiều nhóm có hàng chục nghìn thành viên tham gia, bị cho là liên quan đến:
- Chống phá chính quyền, phát tán tài liệu phản động
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng thiệt hại ước tính hơn 1.000 tỉ đồng
- Buôn bán trái phép dữ liệu cá nhân với con số được ghi nhận lên tới 23 triệu bản ghi
- Buôn bán ma túy, thậm chí có dấu hiệu liên quan khủng bố
Chính vì vậy, Cục Viễn thông đã đề nghị các nhà mạng thực hiện các biện pháp kỹ thuật và khiến Telegram bị chặn ở Việt Nam. Đồng thời, theo quy định tại Điều 9 của Luật Viễn thông và Nghị định 147/2024, bất kỳ nền tảng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới nào đều có trách nhiệm kiểm duyệt và gỡ bỏ nội dung vi phạm khi được yêu cầu. Tuy nhiên, Telegram bị cho là không hợp tác, không thực hiện thủ tục thông báo dù đã được nhắc nhở nhiều lần từ đầu năm 2025.
Telegram: Ứng dụng bảo mật hay “vùng xám” cho tội phạm mạng?
Telegram được thành lập từ năm 2013 bởi Pavel Durov, nhà sáng lập mạng xã hội VK (được xem là Facebook của Nga). Sau khi rời khỏi VK vì bất đồng với chính quyền Nga, Durov sáng lập Telegram với tuyên ngôn: “Chúng tôi không phục vụ chính phủ nào, chỉ phục vụ người dùng.”
Triết lý ấy thể hiện rõ trong thiết kế của Telegram: mã hóa đầu cuối, tin nhắn tự hủy, không lưu trữ máy chủ, không yêu cầu số điện thoại, và cho phép tạo các nhóm, kênh công khai lên tới hàng trăm nghìn người. Những tính năng này giúp Telegram trở thành biểu tượng cho quyền riêng tư, nhưng cũng khiến nó trở thành “lá chắn” cho những hành vi phạm pháp.
Theo TechShielder, Telegram chỉ thu thập khoảng 18% dữ liệu người dùng, so với 70% của Messenger. Chính sách bảo mật nghiêm ngặt biến Telegram thành ứng dụng yêu thích của tội phạm mạng, vì rất khó truy vết và gần như bất khả thi để can thiệp từ phía cơ quan chức năng.
Chuyên gia an ninh mạng từng nhận định lý do Telegram bị chặn ở Việt Nam là: “Telegram bị biến tướng thành ‘địa bàn’ cho tấn công mạng, lừa đảo và tống tiền. Cơ chế ẩn danh là con dao hai lưỡi.”
Không chỉ Việt Nam, nhiều nước cũng “bó tay” với Telegram
Theo đánh giá của Interpol, Telegram là một trong những nền tảng kém hợp tác nhất trong việc xử lý nội dung vi phạm. Trên thế giới, ít nhất 8 quốc gia bao gồm Tây Ban Nha, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Pakistan và Na Uy đã từng hạn chế hoặc chặn ứng dụng này vì lý do tương tự.
Thậm chí, chính nước Nga – quê hương của Telegram, cũng từng chặn nền tảng vào năm 2018 vì bị các tổ chức khủng bố sử dụng làm kênh liên lạc, trong khi Telegram từ chối hợp tác với cơ quan an ninh địa phương.
Chặn Telegram ở Việt Nam: Dễ nói, khó làm?
Dù thông báo Telegram bị chặn ở Việt Nam đã được ban hành, đến thời điểm hiện tại (chiều 23/5), Telegram vẫn hoạt động bình thường tại Việt Nam. Ứng dụng vẫn có thể tải từ kho ứng dụng và người dùng vẫn có thể gửi/nhận tin nhắn như thường lệ.
Theo các chuyên gia, việc chặn hoàn toàn một ứng dụng có cơ chế mã hóa và phân tán như Telegram là không dễ dàng, đặc biệt khi người dùng có thể chuyển sang sử dụng VPN hoặc các bản ứng dụng không chính thống để vượt rào.
Ngoài ra, với lượng người dùng lớn – ước tính hơn 900 triệu người dùng toàn cầu (theo Statista, tính đến tháng 7/2024) – bất kỳ hành động chặn nào cũng cần tính toán kỹ lưỡng về tác động xã hội, kinh tế, đặc biệt với các nhóm sử dụng Telegram cho mục đích hợp pháp.
Việc cơ quan chức năng Việt Nam quyết liệt với Telegram không đơn thuần là hành động “chặn vì không hợp tác”, mà phản ánh mối lo ngại về an ninh mạng và trật tự xã hội trong bối cảnh lừa đảo công nghệ cao gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là: Làm sao để bảo vệ người dùng, đảm bảo tuân thủ pháp luật, nhưng vẫn giữ được sự cân bằng với quyền tự do kết nối, giao tiếp trên không gian số?
Telegram bị chặn ở Việt Nam sẽ lựa chọn đối thoại và hợp tác, hay vẫn giữ nguyên triết lý “vô chính phủ số”? Câu trả lời có lẽ sẽ rõ ràng hơn sau ngày 27/5 – hạn chót mà Telegram được yêu cầu phản hồi với phía Việt Nam.
Đọc thêm:
- Hướng dẫn chi tiết cách tải Telegram trên điện thoại, laptop đơn giản
- Bật mí cách ẩn số điện thoại trên Telegram qua vài bước đơn giản
- Bật mí cách tìm bạn trên Telegram bằng số điện thoại, máy tính đơn giản
- Tiết lộ cách tạo tài khoản Telegram không cần số điện thoại dễ dàng
Địa chỉ showroom của Điện thoại Giá Kho tại TP. HCM
121 Chu Văn An, P26, Quận Bình Thạnh, HCM
1247, Đường 3 Tháng 2, P7, Quận 11, HCM
947 Quang Trung, P14, Quận Gò Vấp, HCM
56 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức