Nước vào màn hình điện thoại là tình trạng rất thường gặp. Những lúc thế này, nếu không xử lý kịp thời thì chắc chắn điện thoại của bạn sẽ hỏng ngay. Vậy có những cách làm để khắc phục khi màn hình bị vào nước? Hãy cùng Điện thoại Giá Kho tìm hiểu ngay giải pháp qua những chia sẻ dưới đây.
Xem nhanh
Nước vào màn hình điện thoại gây nên hậu quả gì?
Nếu chẳng may vì lý do nào đó mà nước vào màn hình thì sẽ gặp phải vấn đề sau:
- Điện thoại sẽ bị sập nguồn, mở không lên hoặc không có dấu hiệu hoạt động như bình thường.
- Cảm ứng sẽ gặp sự cố nhảy lung tung hoặc nghiêm trọng hơn là liệt hoàn toàn.
- Loa của điện thoại do bị ảnh hưởng bởi nước nên có thể bị rẻ hoặc không nghe được.
- Màn hình điện thoại có vết loang lổ, bị mờ , xuất hiện các dòng kẻ sọc hoặc tối đen.
- Khả năng kết nối với wifi và sim sẽ gặp vấn đề.
- Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng. Người dùng không thể nào thao tác hoặc trải nghiệm tiện ích trên điện thoại.
=> Tham khảo thêm top điện thoại tầm giá 10 triệu chơi game mượt, bán chạy nhất tại Điện Thoại Giá Kho
Những cách xử lý nước vào màn hình điện thoại
Trường hợp chẳng may điện thoại bị vô nước thì việc bạn cần làm là:
Lấy điện thoại ra khỏi nước ngay tức khắc
Việc đầu tiên và rất quan trọng mà bạn cần phải thực hiện ngay đó là lấy điện thoại ra càng nhanh càng tốt. Việc này sẽ giúp điện thoại không bị ngấm nhiều nước hoặc nước chảy ngược vào bên trong.
Tắt nguồn điện thoại vừa dính nước
Khi bị dính nước mà bạn tiếp tục sử dụng thì rất nguy hiểm. Vậy nên để tránh nước vào bo mạch gây chạm hoặc đứt thì hãy tắt nguồn ngay lập tức.
Hãy tháo rời điện thoại
Đừng quên tháo rời điện thoại, lấy pin, lấy sim ra để lau khô bằng khăn mềm. Tiếp đó, bạn cần mang điện thoại và pin để nơi thoáng mát không có ánh nắng Mặt Trời để làm khô. Bên cạnh đó, nếu máy có thẻ nhớ thì bạn cũng đừng quên lấy nó ra khỏi điện thoại.
Làm khô bên ngoài điện thoại
Nếu nước vào màn hình điện thoại và bạn đã kịp xử lý thì có thể tự lau khô ở nhà.
- Với những loại nước thông thường, bạn chỉ cần dùng khăn mềm lau sạch bề mặt. Với những phần nhỏ như cổng sạc, cổng kết nối, cổng tai nghe thì dùng tăm bông nhỏ để lau kỹ càng hơn.
- Những loại chất lỏng khác thì bạn cần phải lau bằng khăn ẩm để tránh chúng bám vào và ăn mòn. Tiếp đó, hãy dùng khăn mềm sạch lau lại lần nữa để chắc chắn mọi thứ đã khô.
Làm khô bên trong điện thoại kỹ càng
Nếu nước từ màn hình tràn vào bên trong mà không xử lý thì sẽ gây ảnh hưởng đến bo mạch. Điện thoại có thể sẽ không hoạt động thậm chí bị hỏng. Vậy nên bạn có thể thử những cách làm khô đơn giản sau đây:
- Cho điện thoại vào thùng gạo khoảng 1-2 ngày để loại bỏ độ ẩm và nước bên trong. Hoặc bạn cũng có thể dùng túi hút ẩm để xử lý.
- Sử dụng máy hút bụi để làm khô điện thoại. Tuy nhiên, bạn cần loại máy chuyên dụng công suất nhỏ và nó khác với máy thông thường.
- Sau khi đã làm khô bên trong thì bạn cần đặt điện thoại lên khăn mềm và để nơi thoáng mát. Những luồng gió tự nhiên sẽ giúp làm khô điện thoại từ từ mà không cần phải thao tác quá nhiều. Một điều bạn cần lưu ý đó là không nên đặt điện thoại tại nơi có ánh nắng Mặt Trời hoặc ánh sáng chiếu trực tiếp.
Đợi điện thoại khô hẳn
Sau khi đã áp dụng những cách xử lý nước vào màn hình điện thoại thì bạn cần kiên nhẫn chờ đợi. Như vậy, nước ở bên trong mới thật sự khô hoàn toàn và các bộ phận mới có thể khôi phục lại trạng thái hoạt động.
Thử mở lại máy và sử dụng
Khi đã xác nhận mọi thứ khô ráo thì bạn có thể lắp pin, sim, thẻ nhớ vào điện thoại. Tiếp đó, hãy cắm sạc và bật nguồn. Nếu điện thoại hoạt động bình thường, các tính năng không có vấn đề thì thật sự quá may mắn.
Trường hợp, điện thoại không lên nguồn thì vấn đề thực sự nghiêm trọng. Bạn cần đến các nơi hỗ trợ sửa chữa để họ xem xét kỹ càng hơn.
IPHONE CHÍNH HÃNG TẠI ĐIỆN THOẠI GIÁ KHO
Nước vào màn hình điện thoại thì không nên làm gì?
Điện thoại bị vào nước nếu làm những việc sau thì chắc chắn sẽ khó cứu được. Vậy nên, mọi người cần phải ghi nhớ để tránh làm điều ngu ngốc.
Bỏ điện thoại vào tủ lạnh và đóng băng
Nước vào màn hình điện thoại và nhiều người đã mang nó đi đóng băng. Bởi vì, họ cho rằng cách này sẽ hạn chế tình trạng nước làm mạch bên trong bị hỏng. Tuy nhiên, chúng ta quên mất một điều khi hết đóng băng thì nước vẫn tiếp tục len lỏi vào bên trong.
Sử dụng máy sấy tóc để làm khô điện thoại
Nhiều người cho rằng, nhiệt từ máy sấy tóc sẽ làm khô nước trong điện thoại. Tuy nhiên, mọi thứ lại hoàn toàn trái ngược vì nhiệt độ máy sấy có thể làm hỏng linh kiện điện thoại. Chưa dừng lại ở đó, việc dùng máy sấy khi điện thoại đọng nước hoặc rơi xung quanh rất nguy hiểm.
Thổi vào hoặc đưa điện thoại gần quạt
Rất nhiều người có suy nghĩ thổi hoặc đưa điện thoại gần quạt thì sẽ làm khô nước. Thế nhưng, đây chỉ là một phần nhỏ trên bề mặt. Nước ở bên trong có thể vì hành động này mà lan ra và xâm nhập nhanh chóng hơn khiến các bộ phận bị hỏng ngay tức khắc.
Sạc điện thoại ngay khi dính nước
Khi sạc điện thoại thì bên trong sẽ có hơi nóng. Một số người cho rằng như vậy sẽ làm khô nước. Thế nhưng, thực tế không nên làm như vậy bởi vì mạch bị ướt nhiễm điện khi sạc sẽ rất nguy hiểm.
Sử dụng điện thoại mà không đợi khô hẳn
Khi nước vào màn hình điện thoại thì bạn tuyệt đối không nên nhấn bất kỳ phím nào hoặc sử dụng. Bởi vì, nếu máy hoạt động thì sẽ bị chập mạch ngay tức khắc. Hơn nữa, điện thoại sẽ khó có thể cứu vãn được.
SAMSUNG CHÍNH HÃNG TẠI ĐIỆN THOẠI GIÁ KHO
Dùng tăm bông lau các cổng trên điện thoại
Trong quá trình làm khô, chắc chắn bạn sẽ dùng tăm bông để vệ sinh. Thế nhưng, nếu chọc thẳng que vào lúc điện thoại còn ướt sẽ gây hậu quả khôn lường. Những phàn bông vụn khi gặp nước sẽ bị kẹt gây hỏng các bộ phần bên trong.
Không tự ý tháo rời linh kiện điện thoại
Khi làm khô bạn chỉ nên tháo pin, sim và thẻ nhớ. Những linh kiện còn lại khi tháo rời sẽ rất khó lắp lại. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dẫn đến điện thoại bị lỗi. Và điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ bảo hành điện thoại. Và người bị thiệt chính là bạn nên hãy tránh việc này xảy ra.
Ngoài ra, bạn cũng không nên lắc hoặc vỗ điện thoại. Cách này không làm nước văng ra mà ngược lại khiến nó xâm nhập sâu vào bên trong các bo mạch.
> Tìm hiểu thêm:
- Hướng dẫn khắc phục iPhone bị phóng to màn hình khóa hiệu quả
- Điện thoại bị sọc màn hình có sửa được không? Cách sửa lỗi
- Hướng dẫn khắc phục màn hình iPhone bị chấm đen hiệu quả
Với những giải pháp xử lý nước vào màn hình điện thoại trên đây, hy vọng bạn đã có thêm bí quyết. Thực tế, nếu điện thoại chỉ bị vào nước ít thì hoàn toàn có thể làm khô ở nhà. Nhưng với trường hợp nghiêm trọng, bạn cần đến nơi có đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp để họ xem xét và sửa chữa.
Địa chỉ showroom của Điện thoại Giá Kho tại TP. HCM
121 Chu Văn An, P26, Quận Bình Thạnh, HCM
1247, Đường 3 Tháng 2, P7, Quận 11, HCM
947 Quang Trung, P14, Quận Gò Vấp, HCM
56 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức