Sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc sẽ có chút khác biệt so với miền Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được được điều nên đôi khi có chút nhầm lẫn. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây Điện Thoại Giá Kho sẽ cùng bạn tìm hiểu để thực hiện cho chuẩn.
Xem nhanh
- 1 Mâm ngũ quả là gì?
- 2 Nguồn gốc mâm ngũ quả là từ đâu?
- 3 Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền
- 4 Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đơn giản
- 5 Những loại trái cây có trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
- 6 Cách chọn trái cây để bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
- 7 Bí quyết sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, nhanh
- 8 Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
- 9 Hình ảnh về mâm ngũ quả đẹp miền Bắc
Mâm ngũ quả là gì?
Mâm ngũ quả bạn có hiểu một cách đơn giản là mâm chứa 5 loại quả khác nhau và chúng được bày biện trên bàn thờ tổ tiên đặc biệt là vào dịp ngày Tết Nguyên Đán. Mỗi loại trái cây xuất hiện đều mang một ý nghĩa khác nhau thông qua tên gọi cũng như cách sắp xếp. Các loại quả này mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh phong tục từ ngày xưa nhằm thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc đặc trưng của từng quả mang lại.
Điều lưu ý mà bạn cần tránh khi bày biện mâm ngũ quả ngày tết đó là trái cây được trưng bày phải dùng trái cây thật, không hư hỏng bởi điều này sẽ không thể hiện được lòng thành kính đối với thần linh với các bậc trên. Gia chủ cần phải chuẩn bị mâm ngũ quả ngày tết trước đêm 30 hoặc đêm 29. Tránh chọn những loại quả quá chín rất dễ hư hỏng mang lại điều không may đến với gia chủ trong năm mới.
Nguồn gốc mâm ngũ quả là từ đâu?
Mâm ngũ quả được bày biện vào dịp Tết là một trong những nét văn hóa vô cùng đặc trưng trong phong tục tập quán của người Việt Nam ta. Mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả đặc trưng khác nhau với thể hiện được 5 màu sắc, mỗi màu sắc và tên quả sẽ mang một ý nghĩa khác nhau.
Mỗi văn hóa từng vùng miền mâm ngũ quả được bày biện sẽ khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa chung là mong muốn một năm mới bình an, ấm no, hạnh phúc mang đến cho ga chủ. Mâm ngũ quả mà có thể bạn đã biết nguồn gốc đến từ lễ Vu Lan của Đạo Phật, được nhắc trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh trái cây 5 màu. Từ đó mà mâm ngũ quả được thể hiện 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau.
Theo như được lưu truyền phong tục từ nhà Phật thì 5 loại trái cây thể hiện 5 màu sắc cho ngũ căn là Tín – Lòng tin, Tấn – Kiên cường, Niệm – Ghi nhớ, Định – Tâm không loạn, Huệ – Sáng suốt. Nhằm thể hiện lòng biết ơn và mong muốn mọi điều tốt lành sẽ đến với gia đình gia chủ.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền
Mâm ngũ quả sẽ được trưng bày đầy đủ với 5 loại quả khác nhau điều này được nhắc trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh đặc trưng trái cây 5 quả mà bạn thường thấy. Về mặt ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết được thể hiện cụ thể như sau:
- Phú: Giàu có, nhiều của cải.
- Quý: Phẩm chất sang trọng.
- Khang: Tràn đầy sức khỏe.
- Thọ: Sống lâu trăm tuổi.
- Ninh: Cuộc sống bình an, ấm no.
5 màu sắc trên mâm ngũ quả tượng trưng cho “Ngũ thiện căn” là tín căn (lòng tin), tấn căn (lòng tin), tấn căn (tính kiên trì), định căn (tâm không loạn), niệm căn (ghi nhớ). Vì thể các loại quả được bày biện vào dịp tết đều mang một ý nghĩa riêng biệt mang ý nghĩa nhất định sau:
- Quả dưa hấu, bưởi: Căng tròn, tươi mát, thể hiện năm mới ấm no, may mắn.
- Trái hồng, quýt: Màu sắc rực rỡ tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt.
- Trái lê: Ngụ ý cho việc suôn sẻ, thuận lợi trong công việc.
- Trái đào: Thể hiện thăng tiến.
- Trái lựu: Nhiều hạt với ý nghĩa con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.
- Trái táo. Mang ý nghĩa phú, quý giàu sang.
- Dừa: Có âm tương tự như “Vừa” có nghĩa là không thiếu.
- Xoài: Có âm tựa như “Xài” ý nghĩa cả năm tiêu xài không thiếu thốn.
Để hiểu rõ được phong tục tập quán của từng địa phương vào dịp tết nhà nhà đều bày biện mâm ngũ quả thể hiện lòng biết ơn đến với tổ tiên cũng như một năm mới tốt lành mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Đối với người miền Bắc một mâm ngũ quả đầy đủ, chuẩn là mâm phải đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, quất cảnh, hồng, ớt, dứa,… với màu sắc rực rỡ hài hòa.
Chuối trong mâm ngũ quả được bày biện tượng trưng cho sự sung túc, đầm ấm. Bởi có màu vàng nhằm thể hiện cho sự giàu sang, may mắn. Nhưng vẫn có một số gia đình thay thế bưởi bằng quả phật thủ nhằm lưu giữ thần, Phật và gia tiên trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
Quả hồng, ớt, quất được để xung quanh mâm ngũ quả chính là biểu tượng thể hiện cho sự may mắn, thành đạt. Quả dứa có mùi thơm đặc trưng thể hiện mong ước một năm mới an lành, nhiều phúc lộc.
Người miền Bắc thường bày biện mâm ngũ quả kiểu truyền thống thường đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ toàn bộ các loại quả còn lại, chính giữa là bưởi hoặc mãng cầu, các loại quả khác nhau như đào, quýt, táo đặt xung quanh.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Miền Trung thường gặp phải các thiên tai, lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai, vì thế mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản, không cầu kỳ miễn thành tâm là được. Các loại trái cây trên mâm ngũ quả của người miền Trung thường là thanh long, dưa hấu, mãng cầu, dứa, cam, quýt,…
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Mâm ngũ quả của người miền Nam có nét đặc trưng riêng rất dễ nhận biết gồm có 5 loại quả phổ biến như mãng cầu xiêm, quả dừa, trái đu đủ, quả xoài, quả sung. Tuy nhiên quả sung là loại quả không phải nhà nào cũng bày biện nên nếu bạn không tìm được quả này thì vẫn có thể thay thế bằng một loại quả khác màu xanh vẫn mang đầy đủ ý nghĩa sung túc nhé.
Điều đặc biệt ở mâm ngũ quả người miền Nam hiện rất cầu kỳ trong bày biện ngày tết vì thế mà họ thường rất chỉnh chu trong việc lựa chọn các loại hoa quả. Đặc biệt bạn rất dễ dàng nhận thấy mâm ngũ quả của người miền Nam sẽ không thể thiếu một cặp dưa hấu. Mâm ngũ quả chỉnh chu mang ý nghĩa một năm mới đầy đủ, sung túc, ấm no, một năm mới tràn đầy may mắn.
Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc đơn giản
Bày mâm ngũ quả không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ mà còn phải theo nguyên tắc. Bởi mâm ngũ quả từ lâu đã được xem như nét phong tục đẹp của người Việt vào ngày Tết. Ở miền Bắc, bạn không thể tùy ý chọn hoặc bày các loại trái cây. Mỗi món đồ được chọn đều phải theo nguyên tắc mà trước đây ông bà đã áp dụng và truyền lại. Nải chuối xanh sẽ được đặt ở trung tâm. Nó được xem như là giá đỡ để có thể trưng bày thêm các loại quả khác. Về ý nghĩa được xem như sự che chở mong gia đình đầm ấm.
Món quả tiếp theo có thể là trái bưởi, phật thủ đại diện cho sự thịnh vượng được đặt ở giữa bên trong nải chuối. Bên ngoài sẽ có các loại trái cây khác được xếp xen kẽ xung quanh. Phần còn trống sẽ được xếp thêm quýt, táo hoặc ớt đỏ để đảm bảo sự đủ đầy. Các loại trái cây sẽ được bày sao cho nhìn gọn gàng, đẹp mắt về hình dạng lẫn màu sắc để mừng năm mới đến với nhiều điều tốt đẹp.
Một số nơi còn theo quan niệm ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ để kết hợp màu s sắc của các loại trái cây như trắng, xanh, đen, đỏ và vàng. Mỗi loại trái cây với màu khác nhau sẽ có ý nghĩa riêng nhưng đều chung mục đích và hoàn cảnh sử dụng là vào ngày Tết mong mọi điều may mắn.
Top sản phẩm bán chạy sale sốc, giá giảm cực sâu tại Điện Thoại Giá Kho
Những loại trái cây có trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Không phải loại trái cây nào cũng đều được chọn để đặt lên mâm ngũ quả. Ở miền Bắc, vào ngày Tết bạn cần chuẩn bị những loại quả dưới đây để sắp xếp và bày trí.
Nải chuối xanh
Chuối xanh theo quan niệm phong thủy ứng với hành Mộc. Nải chuối xanh còn có nhiều quả tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy vào mỗi dịp Tết đến. Bên cạnh đó, nải chuối có hình dạng như bàn tay ngửa lên mang ý nghĩa bao bọc, chở che. Khi bày nải chuối xanh lên mâm ngũ quả như là chỗ dựa, để nâng đỡ các loại quả khác.
Bưởi, Phật Thủ
Trái bưởi căng tròn được ví như sự vẹn tròn, viên mãn và đủ đầy. Bày trái bưởi trên mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc với mong ước về một năm mọi sự hanh thông, viên mãn và như ý.
Trong khi đó, Phật thủ lại có hình dạng như các ngón tay chúm lại với nhau. Đây được xem như bàn tay của Phật đang bao bọc, chở che cho con người. Loại quả này mang ý nghĩa của sự tài lộc, tiền tài và may mắn.
Quýt, Quất
Mỗi năm Tết đến, các cây Quất được bán ở khắp mọi nơi. Từ lâu nó được xem là loại cây báo hiệu một năm mới đến. Nhà nhà, ai cũng mua chậu Quất để bày trí trong nhà nên nó xuất hiện ở mâm ngũ quả là điều không quá xa lạ. Quýt hay quất có màu vàng đẹp mắt được xem là biểu tượng của sự thăng tiến trong công việc, thành công trong cuộc sống.
Lê, táo
Hai loại quả này thường có vị ngọt thanh mang ý nghĩa năm mới không có nhiều điều suôn sẻ, nhẹ nhàng. Không có ai thích bắt đầu năm mới với những gì mặn đắng nên việc lựa chọn loại quả ngọt để bày mâm ngũ quả là điều hiển nhiên.
Lựu hồng
Như mọi người đã biết, lựu có rất nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống. Bày loại quả này, gia chủ mong ước gia đình luôn đông vui, con cháu đầy nhà, hạnh phúc trọn vẹn.
Cách chọn trái cây để bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Là người chưa có kinh nghiệm trong việc mua trái cây, chắc hẳn bạn sẽ gặp khó khăn. Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn tìm mua được trái cây tươi, ngon.
Chọn chuối cho mâm ngũ quả
Bạn nên chọn chuối tiêu có quả xanh nhưng đã già. Mỗi quả phải đều nhau thường có 20 quả trên một nải. Mỗi quả chuối phải cong đều và ôm vào trong. Bạn không nên chọn quả chuối sắp đổi màu sang vàng hoặc sắp chín. Bởi khi trưng vào những ngày Tết, chuối sẽ nhanh bị rụng hoặc chín héo.
Chọn bưởi
Để có được quả bưởi đẹp cho ngày Tết, bạn nên chọn quả có vỏ mịn, không bị xước. Hình dạng quả bưởi phải tròn đều với cuống tươi. Như vậy, khi bày lên mâm ngũ quả nhìn quả bưởi sẽ đẹp hơn.
Chọn Phật thủ
Phật thủ đẹp là quả phải có nhiều ngón đều nhau. Đặc biệt, khi chọn bạn nên chú ý mọi chỗ của quả để đảm bảo không bị dập hoặc hỏng. Các ngón của phật thủ nếu rơi vào chữ Thịnh hoặc Thái trong 4 chữ Thịnh, Suy, Bĩ, Thái thì sẽ gặp nhiều điều tốt, tài lộc gõ cửa.
Chọn Quýt, Quất
Tương tự như các loại quả kể trên, bạn cũng cần chọn quýt hoặc quất có màu vàng sáng, da căng bóng và cuốn tươi. Như vậy, khi bày lên mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc sẽ đẹp và bắt mắt hơn.
Chọn Lê, Lựu
Lê và Lựu là hai loại quả cứng nên khi chọn bạn hãy chú ý đến vỏ và bề ngoài. Sờ nhẹ vào nếu thấy quả mềm thì không nên chọn bởi chúng sẽ nhanh hỏng. Nên chọn lê, táo hoặc lựu có màu đẹp, quả còn tươi để đảm bảo trưng bày được lâu.
Bí quyết sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, nhanh
Nhiều người không biết cách bày mâm ngũ quả nên khi đặt lên thường bị rơi, rớt. Điều này được xem như không thuận lợi nên cần phải tránh. Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn bày mâm ngũ quả chắc chắn, đẹp mà lại nhanh.
Dùng băng keo dán để cố định
Bạn có thể dùng keo dán hai mặt ở điểm tiếp xúc các loại quả khi bày lên mâm. Nhờ phần keo dính nên quả sẽ được cố định và không dễ bị rơi rớt. Đây là cách mà nhiều người thường áp dụng tại nhà vì tiện lợi mà không cần dụng cụ gì quá phức tạp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng băng keo một mặt dán một đường xung quanh để quả được định hình theo cách sắp xếp ban đầu. Tuy nhiên cách này về mặt thẩm mỹ sẽ không được đẹp nên cần cân nhắc khi áp dụng.
Sử dụng keo nến
Nếu bạn có sẵn keo nến cùng với chiếc bật lửa thì hãy sử dụng ngay. So với keo dán thì keo nến dính chặt hơn nên quả sẽ được định hình rất lâu. Nhiều cơ sở bán giỏ trái cây cũng sử dụng cách này để tạo nên nhiều hình dạng đẹp. Mâm ngũ quả của bạn sau khi hoàn thành có thể mang đặt bàn thờ dễ dàng mà không sợ va chạm bị rơi quả.
Khi bày mâm ngũ quả ngày Tết, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần tránh để đảm bảo mâm ngũ quả không chỉ đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa tốt lành. Dưới đây là một số điểm cần chú ý:
- Trái cây hư hỏng: Tránh chọn những quả bị dập, thối hay có dấu hiệu hư hỏng. Những quả này không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn không hợp với phong thủy.
- Không chọn trái cây có mùi hôi: Hãy đảm bảo rằng tất cả các loại trái cây đều có mùi thơm tự nhiên. Trái cây có mùi hôi có thể mang lại điều không may mắn.
- Số lượng không phù hợp: Mâm ngũ quả thường có 5 loại trái cây, tượng trưng cho ngũ hành. Tránh bày quá ít hoặc quá nhiều loại trái cây, điều này có thể làm mất đi ý nghĩa truyền thống.
- Không bày trí lộn xộn: Cách bày trí cần gọn gàng, hài hòa. Tránh việc xếp trái cây một cách lộn xộn, điều này có thể tạo cảm giác bừa bộn và không thanh lịch.
- Trái cây không tươi mới: Chọn những trái cây tươi ngon, không bị héo, bởi điều này biểu thị sự tươi vui và sức sống của năm mới.
- Lẫn lộn trái cây có ý nghĩa xấu: Tránh kết hợp những loại trái cây có ý nghĩa không tốt theo phong thủy, như trái cây có màu đen hoặc những loại mà có thể tượng trưng cho điều không may.
- Quên chăm sóc mâm ngũ quả: Sau khi bày trí, cần chú ý để mâm ngũ quả luôn được giữ sạch sẽ, tránh bụi bẩn hay côn trùng.
Bằng cách lưu ý đến những điều này, bạn sẽ tạo ra một mâm ngũ quả không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại ý nghĩa tốt lành cho gia đình trong năm mới.
Hình ảnh về mâm ngũ quả đẹp miền Bắc
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc không chỉ là biểu tượng của sự kính trọng tổ tiên mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc, thể hiện sự sum vầy và ước nguyện cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Trên đây là cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng, sau khi tìm hiểu, bạn sẽ có được thành phẩm ưng ý để trưng bàn thờ vào ngày Tết với mong ước mọi điều thịnh vượng, cuộc sống bình an, hạnh phúc và sức khỏe dồi dào.
Đọc thêm:
- Bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam đúng chuẩn nhất
- Các phong tục trong ngày Tết của Việt Nam ta mà bạn cần nên nắm rõ
- Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, những điều cần lưu ý khi bày trí
Địa chỉ showroom của Điện thoại Giá Kho tại TP. HCM
121 Chu Văn An, P26, Quận Bình Thạnh, HCM
1247, Đường 3 Tháng 2, P7, Quận 11, HCM
947 Quang Trung, P14, Quận Gò Vấp, HCM
56 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức