Hàng năm, nhà nước luôn có những ngày nghỉ lễ vào những dịp đặc biệt. Trong đó, lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 được rất nhiều người quan tâm vì đây là 1 trong số những dịp được nghỉ dài ngày. Vậy nên, trong bài viết này Giá Kho sẽ cùng bạn giải đáp những câu hỏi như lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2022 vào ngày nào? Và được nghỉ bao nhiêu ngày? Tất cả sẽ được Điện Thoại Giá Kho giải đáp dưới đây.
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2022 vào ngày nào?
Thông thường, việc nghỉ lễ 30/4 1/5 diễn ra sát nhau vì đây là 2 ngày liền kề nên số ngày nghỉ được tăng nhiều hơn so với những dịp khác. Trong đó, đại lễ 30/04/1975 là ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Đây cũng là dịp để nhìn lại lịch sử giai đoạn hào hùng của dân tộc.
Trong khi đó, 1/5 ra đời từ 1886 bắt nguồn từ sự kiện biểu tình để người lao động chỉ làm 8 tiếng một ngày. Chính vì vậy, đây được chọn là ngày quốc tế lao động nhằm tôn vinh những đóng góp, công sức của con người trong công việc.
Vì là 2 ngày lễ lớn, lại diễn ra sát nhau, nên nghỉ lễ 30/4 và 1/5 được nhiều người mong đợi để có thêm thời gian nghỉ ngơi thư giãn sau quãng thời gian dài làm việc. Các thông báo nghỉ lễ 30/4 và 1/5 thường được đưa ra vào khoảng trước 1 tháng, nhưng bạn hoàn toàn có thể biết trước thông qua luật lao động.
Cụ thể, lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2022 rơi vào thứ 7 và chủ nhật. Đây vốn là 2 ngày cuối tuần nên người lao động sẽ được nghỉ bù thêm 2 ngày, tức kéo dài từ 30/4 đến ngày 3/5/2022.
Thông thường, việc mừng đại lễ 30/4 và 1/5 sẽ chỉ được nghỉ duy nhất trong 2 ngày liên tiếp trên. Nhưng một số trường hợp đặc biệt trong năm, khi rơi vào ngày nghỉ thường thì người lao động cũng như học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ bù.
Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 bao nhiêu ngày?
Sau khi biết lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhiều người hẳn sẽ thắc mắc lễ 30/4 và 1/5 nghỉ mấy ngày trong năm 2022. Theo như thông lệ hàng năm, nếu ngày nghỉ rơi vào dịp nghỉ cuối tuần, thì tất cả mọi người sẽ được nghỉ bù theo quy định của nhà nước.
Như vậy, lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sẽ được nghỉ 4 ngày liên tục. Lịch này áp dụng cho cán bộ công nhân viên chức, người lao động và cả học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, thời gian này có thể linh hoạt thay đổi vì một số nơi có yêu cầu riêng do đặc thù công việc.
Cũng theo bộ LĐ-TB&XH, với các cơ quan thực hiện lịch nghỉ cần phải sắp xếp cũng như bố trí bộ phận làm việc hợp lý để các công việc được giải quyết liên tục, đảm bảo công tác hỗ trợ, phục vụ nhân dân.
Quy định pháp luật về ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Theo quy định của pháp luật, tất cả mọi người sinh sống và làm việc tại Việt Nam đều được hưởng ngày nghỉ phép như nhau. Trong đó:
– Với cán bộ, viên chức, công chức cũng như người lao động ở các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị – xã hội hay người lao động tại các nơi có chế độ nghỉ hàng tuần thứ Bảy và Chủ Nhật. Lịch nghỉ mừng đại lễ 30/4 và quốc tế lao động 1/5 của 2022 sẽ được thực hiện:
+ Thời gian nghỉ từ thứ Bảy 30/4 đến hết thứ ba ngày 3/5/2022 tức 4 ngày liên tục
+ Với ngày 30/4 và 1/5 là nghỉ lễ theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019, còn 2 ngày tiếp theo là nghỉ bù.
– Với người lao động khác không có chế độ nghỉ thứ bảy thì lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sẽ nghỉ từ thứ Bảy ngày 30/4 đến hết ngày thứ hai ngày 2/5/2022. Tuy nhiên, người lao động có thể kéo dài thời gian nghỉ bằng cách làm đơn xin sử dụng thời gian nghỉ phép năm (Hoặc nghỉ phép không lương) để có thể kéo dài thời gian nghỉ như đối tượng mục 1.
Cũng theo quy định nghỉ lễ 30/4 và 1/5, pháp luật cũng có những quy định xử pháp theo khoản 1, khoản 3 điều 5, khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Cụ thể: Khoản 2, Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
e) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực;
g) Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài;
h) Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài;
i) Tổ chức phi chính phủ;
k) Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;
l) Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa – xã hội.