Theo đó, Google cập nhật mới bằng cách dọn dẹp Play Store với mục đích lỗi bỏ các ứng dụng lỗi thời, không còn nhận được sự “ủng hộ” của người dùng do trải nghiệm tệ và tiềm ẩn các nguy cơ bảo mật. Cùng Điện thoại Giá Kho tìm hiểu ngay!
Google cập nhật, có ảnh hưởng đến các nhà phát hành?
Từ ngày 1/11, tất cả các ứng dụng hiện có trên cửa hàng của Google phải nâng cấp lên API mới. Yêu cầu với API này chính là API ứng dụng không được cũ hơn 2 năm so với bản phát hành Android chính mới nhất. Nếu không đạt được yêu cầu này, Google sẽ cho “bay màu” và chặn cài đặt trên Play Store.
Bởi thế, người dùng Android phải cập nhật bảng phần mềm mới nhất, hoặc những người mua điện thoại Android dùng hệ điều hành mới chắc chắc sẽ không thể tìm hoặc tải xuống các ứng dùng cũ, lỗi “mốt”.
Công việc này của Google sẽ ảnh hưởng đến các nhà phát hành? Tất nhiên là có, nhưng sẽ không ảnh hưởng lớn với các nhà phát triển ứng dụng đang tích cực hoạt động nền tảng Android. Vì trước đây, Google đã yêu cầu các ứng dụng phải nâng cấp API Android phù hợp trong vòng một năm kể từ khi phát hành phiên bản hệ điều hành Android chính mới nhất. Vì thế, các bản cập nhật ứng dụng không đáp ứng yêu cầu này đều không thể được duyệt phát hành trên Google Play.

Do đó, thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến các ứng dụng cũ không cập nhật mới, hoặc các ứng dụng ra đời khá lâu trước kia nhưng vẫn được nhà phát triển quan tâm nhưng không cập nhật lên bản Android API mới nhất.
Điểm hạn chế của API mới
Với API mới, Google cũng cho xây dựng hai phiên bản mới khác nhau dành cho ứng dụng và trò chơi Android như cấp API tối thiểu (minimum) và cấp API ‘mục tiêu’ (target).
Theo đó, Mininum là phiên bản Android cũ nhất mà ứng dụng có thể hoạt động, trong khi target là phiên bản Android mới nhất mà ứng dụng hướng đến. Các nhà phát triển phải giữ mức API target gần với bản phát hành Android gần nhất, điều này cho phép ứng dụng sử dụng các API với tính năng mới nhất.
Có lẽ điểm hạn chế khi nâng cấp API mới chính là gặp hạn chế về quyền của ứng dụng hơn, đây cũng là lý do vì sao một số ứng dụng muốn ở các cấp API cũ càng lâu càng tốt.
Ví dụ như ứng dụng tin nhắn bằng hình ảnh Snapchat, ứng dụng này đã kéo dài thời gian ở API level 22 (Android 5.1) trong nhiều năm để tránh các giới hạn quyền truy cập được phát hành trong Android 6.0.
