Chúng ta không nên phán đoán sức khỏe chỉ dựa trên cảm giác của mình. Sử dụng các dữ liệu cứng có thể giúp chúng ta ở khóa bí mật cơ thể một cách chính xác và khoa học hơn thông qua các thiết bị, chẳng hạn như đồng hồ thông minh. Cùng tìm hiểu những chỉ số cũng như cách đồng hồ Garmin theo dõi sức khỏe của chúng ta nhé.
Xem nhanh
- 1 1. Nhịp tim
- 2 2. Biến đổi nhịp tim – Heart Rate Variability
- 3 3. Tần số hô hấp
- 4 4. Theo dõi mức độ căng thẳng: Chỉ số về mức độ căng thẳng nói lên điều gì?
- 5 5. Body Battery
- 6 6. Pulse Ox (SpO2) – Đo độ bão hòa oxy trong máu
- 7 7. Tính năng theo dõi giấc ngủ tiên tiến trên đồng hồ Garmin
- 8 8. Theo Dõi Kinh Nguyệt
1. Nhịp tim
Nhịp tim quan trọng thế nào?
Có bao giờ bạn thắc mắc khái niệm nhịp tim là gì và chúng phản ảnh điều gì ở sức khỏe của chúng ta? Nhịp tim chính xác là số lần tim đập trong một phút. Theo dõi nhịp tim là phương pháp rõ ràng và chính xác để có cái nhìn sâu hơn về sức khỏe chính bản thân.
Nhịp tim là một trong những yếu tố tất yếu nhất của cơ thể, chúng có sự khác nhau dựa vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính và các đặc điểm thể chất khác. Nhìn chung, nhịp tim trung bình của một người trưởng thành khi nghỉ ngơi sẽ là 75 nhịp/ phút (bpm) (từ 60~100 bpm).
2. Biến đổi nhịp tim – Heart Rate Variability
Biến đổi nhịp tim (HVR) là biến đổi xuất hiện trong khoảng cách giữa mỗi lần tim đập.
Có thể bạn chưa biết – Nhịp tim của con người không phải lúc nào cũng duy trì một nhịp điệu ổn định, và tất nhiên hiện tượng này là bình thường và lành mạnh. Dữ liệu về HRV có thể sử dụng để đo lường các chỉ số thể chất như căng thẳng, “pin cơ thể”, lượng tiêu thị oxy cực đại (VO2 Max) và ngưỡng lactate (ngưỡng mà cơ bắp của chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi). Đồng hồ Garmin được trang bị công nghệ tùy chọn đo nhịp tim và sử dụng HRV để đánh giá chất lượng của bạn.
Cách thức mà Garmin sử dụng HRV để cung cấp thông tin sức khỏe chính xác cho người dùng:
Đầu tiên, bạn có biết tại sao nhịp tim lại thay đổi trong các hoàn cảnh khác nhau hay không?
Vì trái tim chúng ta được điều khiển bởi hệ thống thần kinh thực vật (ANS), mà hệ thống này có hai phân khúc chủ yếu: Hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm.
Khi bạn trải qua căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm sẽ được kích hoạt, hệ này đặt ở trạng thái cảnh giác và ngược lại, hệ thần kinh phó giao cảm sẽ được kích hoạt khi cơ thể ở trong trạng thái nghỉ ngơi, thoải mái. Điều này nghĩa là khi hệ thần kinh giao cảm liên kết, nhịp tim của bạn thường sẽ tăng nhanh và tim sẽ đập theo nhịp dồn dập hơn.
Do mối liên hệ này, việc đo lường HRV là một phương pháp lý tưởng để theo dõi tương quan qua lại giữa hai phân khu của hệ thần kinh thực vật và đánh giá mức độ căng thẳng của cơ thể. HRV càng cao thì mức độ căng thẳng càng thấp.
Garmin đã đo nhịp tim của chúng ta như thế nào?
Đồng hồ Garmin theo dõi nhịp tim của chúng ta 24/24 qua tùy chọn Garmin Elevate. Bằng cách ứng dụng phần mềm Garmin Connect, giúp bạn có thể quan sát dữ liệu về nhịp tim lâu dài và nhận dạng các xu hướng, hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình.
3. Tần số hô hấp
Tần số hô hấp là chỉ số đo lường nhịp thở trung bình của bạn trong mỗi phút, theo dõi từng nhịp hít vào và thở ra. Nhịp thở của một người trưởng thành ở trạng thái nghỉ ngơi thông thường là từ 12 đến 20 brpm. Dấu hiệu cho thấy bạn đang có một sức khỏe tốt là khi bạn có tần số hô hấp thấp trong trạng thái cơ thể bình thường.
Nếu tốc độ hô hấp của bạn khi nghỉ ngơi cao hơn mức trung bình thì điều này cho thấy bạn đang có những vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.
4. Theo dõi mức độ căng thẳng: Chỉ số về mức độ căng thẳng nói lên điều gì?
Dữ liệu mức độ căng thẳng xuất phát từ HRV của bạn. Nhìn chung, HRV càng thấp thì cơ thể chúng ta càng căng thẳng cao. Và ngược lại, HRV cao có thể chỉ ra sự giảm thiểu mức độ căng thẳng, hoặc bạn có thể cảm giác tốt hơn và chịu đựng hoàn cảnh thẳng tốt hơn.
Việc huấn luyện, hoạt động thể chất, ngủ, nạp dinh dưỡng và áp lực mỗi ngày tất cả đều có thể tác động tới mức độ căng thẳng của bạn.
Mức độ căng thẳng được định lượng theo thang điểm từ 0 ~100. Điềm từ 0 ~ 25 cho biết bạn ở mức căng thẳng nhẹ, từ 26 ~50 bạn ở mức căng thẳng trung bình, 51 ~ 75 nghĩa là mức căng thẳng cao và từ 76 ~ 100 nghĩa là bạn đang cực kỳ căng thẳng. Chức năng này có thể giúp bạn hiểu về mức độ căng thẳng hàng ngày của bạn và có cho mình những điều chỉnh kịp thời để giữ mức căng thẳng trong tầm kiểm soát.
Nếu bạn ở mức 50 điểm, bạn có thể sử dụng 3 cách sau để giảm căng thẳng:
- Đứng dậy và đi bộ; Hãy nhắm mắt và hít thở nhẹ nhàng
- Nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc trung, có thể nghe nhạc.
- Đi tắm/ tắm bồn hoặc ngủ một giấc để cơ thể có cơ hội nạp năng lượng.
Mức căng thẳng quá mức có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Có nhiều câu trả lời cho việc làm thế nào để giải phóng khỏi căng thẳng, bạn cần thử nhiều cách nhau để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bản thân mình.
5. Body Battery
Pin cơ thể phân tích HRV, mức độ căng thẳng, chất lượng giấc ngủ và mức hoạt động hàng ngày để đo lường năng lượng dự trữ về mặt thể chất của người dùng.
Chỉ số năng lượng hiển thị theo thang điểm từ 0 đến 100. Số điểm càng cao thì, năng lượng dự trữ của bạn có thể dành cho hoạt động trong ngày càng lớn. Nếu số điểm quá thấp, đó là dấu hiệu bạn cần phải nghỉ ngơi. Theo dõi Pin cơ thể theo thang điểm có thể giúp bạn tăng cường thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, nếu Pin cơ thể thấp vào buổi sáng, bạn có thể xem lại dữ liệu hoạt động của hôm trước để phân tích nguyên nhân vì sao mức năng lượng của bạn xuống thấp, từ đó bạn sẽ có cho mình những giải pháp phù hợp.
6. Pulse Ox (SpO2) – Đo độ bão hòa oxy trong máu
Thiết bị Garmin sử dụng cảm biến Pulse Ox để tính toán độ bão hòa oxy trong máu. Pulse Ox là một trong những công nghệ đáng tin cậy nhất để theo dõi độ bão hòa oxy trong máu. Hệ tim mạch của chúng ta chịu trách nhiệm phân phối oxy ra toàn cơ thể. Độ bão hòa oxy trong máu (Sp02) là một chỉ số có giá trị về sức khỏe và chức năng sinh lý. Bằng cách theo dõi độ bão hòa oxy trong máu, bạn có thể hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Theo Mayo Clinic, một cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường phải có độ bão hòa oxy trong máu từ 95% ~100%. Dưới 90% nghĩa là mức cực kỳ thấp.
Nếu bạn tham gia vào các hoạt động thể thao ở vùng núi cao, SpO2 có thể giúp bạn đánh giá khả năng vận động của cơ thể và theo dõi độ bão hòa oxy trong máu tăng hoặc giảm khi độ cao thay đổi.
Theo dõi sự thay đổi SpO2 trong khi ngủ cũng rất hữu ích để xác định rối loạn giấc ngủ và theo dõi sự rối loạn này khi cơ thể còn thức có thể cung cấp thông tin chuyên sâu về hiệu suất thể chất trong mọi điều kiện, giúp bạn theo dõi các xu hướng sức khỏe cá nhân lâu dài hơn.
7. Tính năng theo dõi giấc ngủ tiên tiến trên đồng hồ Garmin
Công nghệ theo dõi giấc ngủ phân tích nhịp tim, HRV, oxy trong máu, hô hấp và dữ liệu mức độ hoạt động. Mỗi đêm, bạn trải qua các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ mà những giai đoạn này đan xen theo sóng não tuần hoàn: giấc ngủ chập chờn, giấc ngủ sâu và giấc ngủ REM (Chuyển động mắt nhanh)
- Giai đoạn 1: Giấc ngủ chập chờn: Khi cơ thể bạn chuẩn bị bước vào giấc ngủ sâu, chuyển động mắt và hoạt động cơ bắp giảm đi. Kiểu giấc ngủ này giúp cơ thể bạn thư giãn.
- Giai đoạn 2: Giấc ngủ sâu: Trong khi ngủ sâu, chuyển động mắt và hoạt động cơ bắp hoàn toàn ngừng lại và nhịp tim và nhịp thở chậm. Cơ thể chuyển sang chế độ phục hồi, xây dựng mô xương và cơ bắp và tăng cường chức năng miễn dịch
- Giai đoạn 3: Giấc ngủ REM: Khi bạn rời khỏi giấc ngủ sâu, độ dài của mỗi chu kỳ tăng từ thời gian ngắn hơn đến thời gian dài hơn. Giấc ngủ REM xuất hiện khi chúng ta mơ, đó là lúc bộ não hầu như còn thức và hoạt động. Giấc ngủ REM có vai trò quan trọng cho sự hình thành ký ức và xử lý thông tin.
* Một số thiết bị không hỗ trợ cảm biến đo oxy trong máu và nhịp thở.
Vậy làm thế nào bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ?
- Ngủ điều độ, cố gắng ngủ và thức dậy vào các khung thời gian thường xuyên.
- Trước khi đi ngủ, tránh các tác nhân xấu và cố gắng ăn uống nhẹ nhàng. Cách này bạn có thể tránh việc cơ thể bị khó tiêu hoặc bị đói, làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
- Thử tập các bài thể thao vận động nhẹ vào buổi tối. Tăng sự chênh lệch nhiệt giữ ngày và đêm có thể tăng cường giấc ngủ sâu hơn.
Nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bao gồm tuổi tác, môi trường, sự chênh lệch múi giờ, chất lượng giấc ngủ đêm trước của bạn, thuốc men, uống rượu và rối loạn giấc ngủ như chứng mất ngủ và ngưng thở khi ngủ.
Tính điểm cho giấc ngủ của bạn
Điểm số được tính toán dựa vào chỉ số dao động của nhịp tim HRV, tần số hô hấp, chuyển động của cơ thể và tổng thời gian ngủ để đưa ra điểm số khi ngủ. Ngoài ra, để tăng độ chính xác, đồng hồ Garmin sẽ dựa vào các thông số trên để phân tích các giai đoạn ngủ của bạn bao gồm: giai đoạn chợp mắt, ngủ sâu, giai đoạn REM và giai đoạn thức tỉnh cộng gộp với các dữ liệu sinh lý và chỉ số hoạt động trong ngày, thông qua các phép tính phức tạp để đưa ra điểm số cuối cùng và lời khuyên thích hợp cho bạn.
Kết quả sẽ được chia làm 4 loại: 100 điểm nghĩa là bạn có một giấc ngủ rất tốt, Thời gian bạn ngủ là đủ và giấc ngủ bạn mang tính phục hồi. Điểm số 80 – 99 nghĩa là bạn ngủ khá ổn, 50 – 70 điểm nghĩa là bạn ngủ ở mức độ trung bình. 0 – 49 điểm nghĩa là chất lượng ngủ kém. Hãy thử theo dõi chất lượng ngủ của bạn mỗi ngày, để qua đó điều chỉnh thói quen ngủ ngày càng khỏe mạnh. Tốt hơn hết là bạn nên đeo đồng hồ cả ngày, để có kết quả đo chính xác nhất.
(Chỉ dành cho đồng hồ dòng fēnix 6, MARQ.)
8. Theo Dõi Kinh Nguyệt
Các chức năng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể dự đoán thời kỳ kinh nguyệt và rụng trứng, đồng thời cho phép bạn ghi lại các hiện tượng thể chất liên quan như đau bụng hoặc mụn trứng cá. Theo dõi lâu dài liên tục được kết hợp với các tính năng như đề xuất dinh dưỡng trong ứng dụng, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức cơ thể bạn phản ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt và lên kế hoạch phù hợp.
Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc đang bước vào thời kỳ mãn kinh vẫn phù hợp sử dụng tính năng này để theo dõi tình trạng thể chất một cách toàn diện và truy cập thông tin sức khỏe.
Lưu ý nho nhỏ: Thiết bị của Garmin không phải là sản phẩm y tế và chỉ được sử dụng cho mục đích tham khảo. Không được sử dụng dùng các thiết bị này để chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ hoặc dự đoán bất kỳ bệnh tật nào. Trước khi sử dụng, người dùng nên đánh giá tình trạng thể chất cá nhân và tư vấn các chuyên gia y tế.
Như chúng ta thấy, đồng hồ Garmin đã làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về sức khỏe của nhiều người. Việc theo dõi các chỉ số sức khỏe mỗi ngày giúp chúng ta nhận thức được tình trạng hiện tại và có những giải pháp cải thiện kịp thời. Đầu tư cho sức khỏe là một khoản đầu tư nên có các bạn nhé! Ngoài ra, các thắc mắc khác của bạn, chỉ cần liên hệ đến Điện Thoại Giá Kho | Dienthoaigiakho.vn để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé!